Tư vấn trực tuyến : 0915 30 30 10   Skype

TỦ BÀY ĐỒ (TỦ CHÙA VUÔNG) XƯA KHẢM CẨN ỐC ĐẸP HIẾM CÓ

  • Bảo hành: 20 Năm.
  • Giá bán - Liên hệ: 0915 3030 10

Giới thiệu sản phẩm

Mời Quý Cô Bác Anh Chị gần xa giao lưu một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, kỹ đẹp của dòng đồ Huế Xưa. Chiếc Tủ Trưng Bày Đồ Gỗ Gụ Mật Ta 100% - Khảm ốc xà cừ đỏ lửa - vàng chanh & xanh thiên lý với Kích thước : Cao 2m50 - Rộng 1m55 - Sâu 55cm. Đã qua sử dụng nhiều năm, gỗ đã khô kiệt không lo co ngót hay ảnh hưởng tới ốc. Chất ốc xà cừ Đỏ Lửa - Vàng Chanh - Xanh Thiên Lý, và ốc cũng đã ngả màu thời gian rất đẹp.
+ Quý Cô Bác Anh Chị nào quan tâm xin vui lòng liên hệ Đồ Gỗ VIỆT XƯA địa chỉ: 173/22 Đường An Dương Vương, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM
Hotline ( Zalo ): 0915 30 30 10 - ☎️ Tel: 028 6652 0009
Website: www.dogoVietXua.com Hoặc www.dogocoxua.com
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..

Nhắc đến tủ trưng bày đồ (Tủ Chùa Vuông) khảm ốc người ta không thể không nhắc đến những kỹ thuật sen lọng tài hoa của các nghệ nhân cắt khảm . Để sử dụng được phương pháp này phải đòi hỏi người thợ phải có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm mới có thể cắt tỉa những miếng ốc thô sơ trở lên sắc nét, có hồn cuốn hút .

Đi cùng những chi tiết khảm ốc, đường nét cắt tỉa tơ tóc, sống động thần thái đẹp mê hồn là những chi tiết chạm khắc thủ công 100% như ( dơi thọ, mai điểu, mai cài thọ,...) rất tinh tế, sắc nét, thanh thoát.

Đỉnh ( Mão ) tủ là hình ảnh chạm tích Tam Quốc ( 3 anh em kết nghĩa vườn đào ) . Một trong những điển tích nổi tiếng và được lưu truyền rộng rãi nhất chính là lần "kết nghĩa vườn đào" của 3 anh em Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi. Theo tác giả La Quán Trung, 3 người Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi biết nhau không lâu nhưng lại vô cùng tâm đầu ý hợp, quyết định bày tiệc kết bái huynh đệ ở vườn đào với lời thề: "Tuy không sinh cùng ngày cùng tháng nhưng nguyện chết cùng tháng cùng ngày". Kể từ đó, cả 3 người cùng đồng tâm hiệp lực, tạo nên Thục Quốc - 1 trong 3 thế lực hùng mạnh thời Tam Quốc .

Phần giữa là hình ảnh chạm tích Tam Cố Thảo Lư .Nhắc tới những giai thoại nổi tiếng thời Tam Quốc, hậu thế từ lâu đã không còn xa lạ với câu chuyện Lưu Bị từng ba lần tới nhà tranh để mời Gia Cát Lượng xuất núi và cùng ông mưu tính đại sự. ''TAM CỐ THẢO LƯ " 3 lần cất công đi chiêu mộ Gia Cát Lượng , Lưu Bị chỉ ra bài học để đời  về cách tuyển nhân tài . Ngày nay,  vẫn thường được người đời nhắc tới như minh chứng về sự thành tâm thành ý đối với hiền tài của người lãnh đạo có tầm nhìn.

Phần phía dưới cùng của tủ là hình ảnh tích Tứ Dân ( Sĩ, Nông, Công, Thương ) . Sĩ Nông Công Thương là bốn giai cấp chính trong xã hội xưa dưới các triều đại quân chủ, còn gọi là tứ dân (4 tầng lớp dân), tiêu biểu như ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam...

- : tri thức.

- Nông: nông dân

- Công: làm thủ công nghiệp, làm trong các làng nghề.

- Thương: thương nhân, buôn bán.

Trải qua hàng trăm năm với nhiều thay đổi, xã hội Việt Nam hiện đại đã có nhiều thay đổi trong quan niệm về vai trò của Tứ dân. Cả 4 tầng lớp sĩ, nông, công, thương đều có vai trò, vị thế ngang nhau trong xã hội, vì không ai thay thế được ai. Bên cạnh tầng lớp sĩ, 3 tầng lớp còn lại (nông, công, thương) muốn tồn tại, có tác dụng cho xã hội cũng phải học hành, trau dồi trí thức, văn hóa. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam chủ trương mở cửa để hội nhập với thế giới, thì thương chẳng những không bị coi thường như trước mà còn được đặc biệt coi trọng. Điều này được thể hiện ở một sự việc: Trong khi sĩ, nông, công chưa có ngày của riêng mình thì đã có ngày doanh nhân Việt Nam dành riêng cho giới doanh nhân. Nhiều doanh nhân đã được xã hội tôn vinh, được nhân dân trân trọng bởi họ làm ăn chân chính, đúng luật, thi hành trách nhiệm nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước, kích thích sản xuất phát triển.

 

SẢN PHẨM MỚI

0915 30 30 10